Bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp là gì ? Khác nhau như thế nào ?
Hiện nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngày một gia tăng. Tuy nhiên, bệnh trĩ là gì và các loại trĩ thường gặp là một khái niệm còn khá mới với các bạn đọc giả. Hiểu rõ được bệnh lý trĩ là một trong những cách thức giúp bạn đọc phát hiện và phòng chống bệnh một cách hiệu quả chính là lý do của bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ xuất hiện khi tĩnh mạch tại vùng hậu môn bị sưng phồng và kẹt giữa trực tràng với hậu môn. Các khối tĩnh mạch này ban đầu có kích thước rất nhỏ, về sau sẽ phát triển lớn dần thành búi trĩ. Bệnh trĩ được chia làm 3 loại khác nhau bao gồm bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại, bệnh trĩ hỗn hợp. Mỗi dạng bệnh sẽ có những dấu hiệu và biến chứng khác nhau.
Bệnh trĩ nội là gì ? Có khác gì với trĩ ngoại ?
Khi các búi trĩ không còn nằm trong đường lược mà bắt đầu phát triển to hơn, lấn ra ngoài hậu môn thường được gọi là trĩ nội.
Khi những dây tĩnh mạch phát triển thành búi trĩ nội, cơ thể thường chưa có dấu hiệu rõ ràng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở phần hậu môn khi đi đại tiện, quá trình đi khó khăn, phân có kèm theo máu.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội:
Các dây tĩnh mạch phát triển không kiểm soát gây phình to, móc rối lại với nhau, tạo thành khối u gây tắt đường ống dẫn phân ra ngoài hậu môn làm nên tình trạng mắc đi nặng rặng rất khó khắn.
Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đồ cay nóng, không uống nước, thiếu chất xơ, vitamin chứa trong rau củ gây nên tình trạng táo bón. Ngoài ra, khi hậu môn hoạt động quá mức khi bị tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội.
Phụ nữ mang thai, người hay ngồi xổm, chịu tác động lớn lên vùng mông, hậu môn cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội.
Những người làm những công việc như nhân viên văn phòng, tài xế, người đứng quá nhiều, người ít vận động cũng có thể mắc bệnh trĩ.
Những tác nhân xấu như sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá,….làm chỏng chức năng các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng cả đến hệ bài tiết.
Những bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột, làm cơ thể thường xuyên bị nặng bụng, táo bón gây khó khăn trong quá trình đại điện, tạo áp lực lên hậu môn gây nên bệnh trĩ.
Nếu trĩ nội ở giai đoạn đầu không được điều trị sớm sẽ đẩy tình trạng bệnh nguy hiểm thành viêm búi trĩ, hoại tử búi trĩ, làm chảy máu trên diện rộng.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội:
Bệnh trĩ nội có 4 cấp độ hành bệnh
- Độ 1: Là khi trĩ mới vừa hình thành, khi này bệnh nhân cảm thấy đau nhẹ ở vùng hậu môn, máu kèm theo phân khi đi đại tiện. Đây là dấu hiệu ban đầu cơ thể thông báo cho chúng ta.
- Độ 2: Búi trĩ dần phát triển to lên là lộ ra bênh ngoài khi đi đại tiện và có thể thụt lại vào trong.
- Độ 3: Đây là cấp độ nguy hiểm vì búi trĩ đã lộ hẳn ra bên ngoài, không tự động thu hồi được, phải có sự tác động từ người. Thậm chí khi người bệnh vận động mạnh, cười nói, búi trĩ vẫn lộ ra ngoài. Búi trĩ lớn và ngã sang đỏ đậm, máu có thể ra khi đi vệ sinh, thậm chí thường xuyên dính vào đồ lót, gây tâm lý tự ti, mặc cảm cho người bệnh. Người bệnh luôn thấy đau buốt, nhất là khi ngồi, ảnh hưởng cuộc sống thường ngày nghiêm trọng. Trĩ nội cấp độ 3 nếu không được điều trị sẽ gây các bệnh nguy hiểm như viêm đường hậu môn, thậm chí sẽ dẫn đến ung thư khi tình trạng bệnh không thuyên giảm.
- Độ 4: Đây là cấp độ bệnh gần như nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân. Máu trĩ liên tục chảy gây thiếu máu trên diện rộng của cơ thể. Hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng do búi trĩ chiếm diện tích, tại đây tích tụ các khối máu đông, gây thốn, đau âm ĩ cho người bệnh. Bệnh là vấn đề rất đáng quan tâm khi búi trĩ lộ ra ngoài, liên tục ma sát, chảy máu liên tục gây hoại tử hậu môn. Bệnh ung thư trực tràng phát tán khi các búi trĩ nội không được điều trị kịp thời.
Đây là thời kì người bệnh cảm thấy cơ thể suy yếu nghiêm trọng, đau thắt tại phần dưới, mọi sinh hoạt đều bị cản trở.
Trĩ ngoại là gì ?
Trĩ ngoại là tình trạng các búi trĩ mọc dưới da xung quanh vùng hậu môn. Dấu hiệu của bệnh này là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau buốt phần mông, hậu môn, đi đại tiện ra máu.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại:
Cơ thể thiếu nước.
Những người có thói quen nhịn đi đại tiện trong thời gian dài.
Ăn uống nhiều đồ cay, nóng. Cơ thể thiếu chất xơ của rau, củ, quả. Sử dụng quá nhiều chất béo trong mỡ động vật, trong bơ sữa gây nên tình trạng thừa cân, tạo áp lực đè nặng xuống phần hậu môn.
Đi, đứng, ngồi quá lâu cũng là nguyên nhân gây trĩ ngoại.
Bệnh trĩ ngoại có nhiều cấp độ bệnh. Các mức độ nặng nhẹ tăng dần theo cấp số tăng. Trĩ ngoại có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như nứt hậu môn, xuất huyết trong, ung thư hậu môn, ung thư trực tràng….
Dấu hiệu và độ nguy hiểm của từng cấp độ:
- Cấp 1: Đây là giai đoạn chớm bệnh khi các búi trĩ mới bắt đầu xuất hiện. Lúc này bệnh nhân cảm thấy hơi ngứa ở phần hậu môn, phân kèm theo máu. Lúc này bệnh nhân không quan tâm vì cho rằng có thể bị giun sán hoặc viêm, ngứa. Cấp 1 của bệnh trĩ ngoại là giai đoạn vàng trong việc điều trị trĩ vì bệnh dễ chữa, dễ hồi phục.
- Cấp 2: Búi trĩ bắt đầu phát triển lớn hơn và lộ ra ngoài. Khi sờ vào hậu môn lúc ngồi xổm, sẽ cảm thấy như dư ra một phần thịt. Bệnh nhân dần cảm thấy đau khi đi đại tiện, phải dùng sức mạnh mới có thể đẩy phân ra ngoài, tần suất máu đi kèm phân khi đại tiện liên tục xảy ra.
- Cấp 3: Giống như trĩ nội, ở giai đoạn này trĩ ngoại đã phát triển to, làm kẹt hậu môn. Búi trĩ lộ ra ngoài và phải dùng tay để đẩy lên. Người bệnh liên tục thấy chất nhờn đi kèm máu chảy từ hậu môn, máu kèm theo phân ngày càng nhiều. Nếu không xử lý trĩ ngay giai đoạn này, tình trạng bệnh ngày càng tệ và gây viêm nhiễm nặng tại vùng hậu môn. Cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mọi sinh hoạt đều trở nên khó khăn hơn.
- Cấp 4: Đây là độ búi trĩ gần như lòi hoàn toàn ra ngoài, không thể tự đẩy vào. Bệnh nhân khó khăn khi di chuyển, đứng, ngồi, nằm. Búi trĩ va chạm trực tiếp với những tác nhân bênh ngoài gây đau rát, nhức nhói, thậm chí làm hoại tử vùng hậu môn. Ung thư trực tràng là giai đoạn tiếp theo nếu bệnh nhân bị trĩ thờ ơ, không quan tâm đến bệnh lý, không chịu can thiệp các biện pháp của y học hiện đại.
Bệnh trĩ tổng hợp là gì?
Bệnh trĩ tổng hợp xuất hiện khi bệnh nhân mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ hỗn hợp gây đau đớn trên diện rộng vì chịu ảnh hưởng từ cả hai loại trĩ. Khi mắc bệnh, tình trạng chảy máu ở khu vực hậu môn ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Sự ảnh hưởng của cả hai loại trĩ gây áp lực nặng lên phần hậu môn, bệnh nhân có đầy đủ các dấu hiệu của trĩ nội và trĩ ngoại, thậm chí còn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể, thiếu máu trầm trọng, mất tự tin, mặc cảm về bản thân. Bệnh trĩ hỗn hợp vô cùng nguy hiểm vì là tác nhân hàng đầu gây nên các bệnh ung thư trực tràng, ung thư hậu môn, áp xe vùng hậu môn.
Trên đây là những bệnh trĩ và dấu hiệu cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh, các bạn đọc giả nên quan tâm hơn đến bệnh trĩ để tránh cho bản thân mắc các bệnh như ung thư hậu môn, ung thư trực tràng.
Bạn có thể dành thời gian đến thăm khám tại Phòng khám đa khoa Đinh Tiên Hoàng để kịp thời phát hiện bệnh lý của bản thân. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ về:
Phòng Khám Đa Khoa Đinh Tiên Hoàng
https://phongkhamdinhtienhoang.vn/
Hotline: 028 3969 7887